Ngày tết ở Việt Nam được xem là ngày quan trọng nhất trong văn hóa dân tộc ta. Không như phương tây đón năm mới tính theo dương lịch mà theo âm lịch ngày 1/1 của năm. Tết cổ truyền thường được gọi là tết Nguyên Đán mang ý nghĩa sâu sắc và độc đáo là khởi điểm của một năm mới cầu an khang và thịnh vượng.
Đặc biệt, Việt Nam có hình chữ S bé nhỏ nhưng là tập trung đoàn kết giữa 54 anh em dân tộc với nhau, mỗi dân tộc vùng miền đều có những phong tục riêng biệt tạo nên sự đặc sắc văn hóa mà không có một quốc gia nào có được.
Tính từ ngày 23/12 trở đi là những ngày cận tết, mọi người đều trở về nhà sau một năm xa nhà làm ăn và bắt tay lo toan cho công việc đón giao thừa mừng năm mới. Những khoảnh khắc này được xem là vui vẻ và hạnh phúc nhất của một gia đình mà ai trong chúng ta cũng mong những ngày như thế.
Tất cả thành viên trong gia đình sẽ cùng nhau dọn dẹp, vệ sinh nhà cửa, các đồ vật sạch sẽ để nhà cửa tươm tất đón xuân. Nhiều gia đình đầu tư sơn lại tường với màu sắc phù hợp góp phần làm ngôi nhà trở lên tươi sáng hơn. Không chỉ mang đến cảm giác thoải mái mà còn có ý nghĩa sắp xếp lại những điều chưa ổn thoả, xóa bỏ những điều không tốt của năm cũ chuẩn bị đón chào năm mới với nhiều tài lộc và may mắn.
Tết nguyên đán ở Việt Nam là vào mùa xuân, mùa của cây lá đâm chồi nảy lộc, các loài hoa cùng nở rộ và khoe sắc. Những cây hoa ưa chuộng trưng bày ngày tết khiến cho ngôi nhà sang trọng mang không khí mùa xuân tràn ngập cho gia đình là cây quất, hoa mai, hoa đào, hoa cúc vàng…
Không phải tự nhiên lại có phong tục gói bánh chưng, bánh dầy này đâu. Chúng đều mang ý nghĩa tốt đẹp mà mọi người muốn gửi gắm đến. Theo ông bà truyền miệng, bán chưng tượng trưng cho trái đất màu xanh. Bánh dày hình tròn màu trắng tượng trưng cho trời và còn thể hiện triết lý âm dương. Cho nên, khi vào mỗi gia đình ngày tết, bạn sẽ thấy chúng được xếp lên bàn thờ tổ tiên thể hiện tấm lòng cũng kính và nhớ ơn.
Theo truyền thuyết, bếp là nơi 3 ông thần bếp cai quản ở khu vực đấy. Đến ngày 23 tháng chạp hàng năm các ông sẽ bay về trời bằng cá chép tâu vua về những công việc bếp núc, làm ăn, cư xử của gia đình trong năm qua.
Vì thế, mọi gia đình đều phải chuẩn bị ba con cá chép còn sống và làm mâm cơm cúng đạm bạc để tiễn các ông về trời. Ngoài ra, còn phải mua sắm mũ cho hai ông táo và cho 1 bà táo bếp. Sau khi cúng sau, mũ được đốt sạch không được bỏ sót phần nào nếu không thần bếp sẽ không nhận được nguyên vẹn và trách phạt. Cá chép được mang ra thả ở ao, hồ, sông… Ngày ông Táo về chầu trời được xem như ngày đầu tiên của Tết Nguyên đán.
Ngoài cúng cho ông bà tổ tiên bánh chưng, bánh dầy ra thì mâm ngũ quả không thể thiếu trong ngày tết. Mang ý nghĩa ấm no đầy đủ muốn dâng lên tổ tiên và mong muốn được phù hộ cho con cháu sang năm mới được như ý.
Tùy vào vùng miền mà lựa chọn 5 loại quả phù hợp. Người miền Bắc mâm ngũ quả với trái Phật thủ, chuối, bưởi..là 3 loại trái chính phải có.
Người miền trung và miền Nam có lẽ sẽ có nhiều loại trái để lựa chọn hơn. Với quan niệm “ cầu sung vừa đủ xài” người ta thay bưởi bằng phật thủ hoặc vẫn cứ giữ nguyên truyền thống là mãng cầu, sung, dừa xiêm, đu đủ, xoài.
Những ngày cuối năm, mọi doanh nghiệp cho đến gia đình đều tổ chức một buổi tiệc tất niên để đánh dấu kết thúc một năm và chuẩn bị bước sang năm mới. Chữ Tất có nghĩa là hết, chữ Niên là năm, Tất Niên là kết thúc một năm – 365 ngày của năm cũ sắp qua, sẵn sàng bước vào năm mới.
Sau khi đón giao thừa xong cũng là khoảnh khắc bước sang năm mới. Từ Nam ra Bắc đều giữ riêng cho mỗi vùng miền phong tục chào đón riêng nhưng vẫn không quên những tin nhắn, cuộc gọi đến người thân và bạn bè những lời chúc may mắn, một năm mới an lành.
Sáng mồng 1 mọi người trong gia đình thức dậy rất sớm để chuẩn bị bữa ăn sáng cho gia đình và không thể thiết bán chưng, bánh tét trong bữa ăn. Sau khi ăn xong, sẽ cùng kéo nhau ra mộ ông bà và người thăm viếng và thắp hương cầu xin.
Đặc biệt, tục xông đất của người việt cũng rất được xem trọng. Quan niệm cho rằng nếu người đi vào nhà đầu tiên nếu hợp mệnh với gia chủ thì năm đó gia đình sẽ may mắn và công việc thuận lợi hơn.
Tiếp theo không thể thiếu những bao lì xì mừng tuổi cho bố mẹ, ông bà và những trẻ em với lời chúc thêm một tuổi mạnh khỏe, bách niên giai lão và tràn đầy sức khỏe.
Những ngày đầu năm tiếp theo, là thời gian cùng kéo nhau đến từng gia đình họ hàng lối xóm hỏi thăm và cho nhau những lời chúc tốt đẹp nhất.
Ngày tết ở Việt Nam luôn là một trong những sự kiện đặc biệt mà ai ai cũng mang rất nhiều cảm xúc khác lạ so với ngày thường. Nồng nàn đan xen với những hồ hởi, mong chờ, cùng những mong ước cho sự sang trang mới. Tết Việt Nam sắp đến rồi, bạn đã chuẩn bị gì chưa?